Theo phong thủy, do tính chất nơi thờ tự là khu vực tôn nghiêm, nên phải được đặt nơi thuận tiện nhất, trang trọng và thanh tịnh. Theo nguyên tắc bố trí các Tiết Minh, bàn thờ cũng tuân theo nguyên tắc "Nhất vị, nhị hướng" nghĩa là coi trọng vị trí đặt bàn thờ trước tiên, thứ đến là tìm hướng đẹp. Theo các tài liệu về phong thủy thì vị trí đặt bàn thờ đẹp nhất là: cung "Âm Quý Nhân" vị trí này là Đại cát khánh, luôn được âm linh phù trợ. Thứ đến là vị trí "Dương Quý Nhân" vị trí này gia chủ bình an, hòa thuận, hỷ khí đầy nhà, luôn gặp may mắn. Ngoài ra, ta có thể đặt bàn thờ tại các cung tốt khác có thể chấp nhận được như: Diên Thọ, Tài Lộc, Tử Túc. Các vị trí này có thể khắc chế được Hung, tăng phúc lộc cho gia chủ.
Bố trí phong thủy bàn thờ rất quan trọng nên bạn cần đặc biệt chú ý vài điều như sau:
- Bàn thờ có thể đặt chung các phòng khác nhưng cần để ý: nếu đặt ở phòng khách không nên hướng thẳng ra phía cửa chính, hoặc phải có bình phong, bàn chắn ở phía trước. Nếu đặt trong phòng ngủ không nên đặt giường ngủ phía dưới hoặc trước (tốt nhất không nên kê tại phòng ngủ). Nếu đặt trong phòng làm việc không nên đặt đối diện với bàn làm việc.
- Bàn thờ cần được bố trí cân đối, tránh việc bày đặt lộn xộn. Việc thắp hương hoặc đèn nến nên được thực hiện thường xuyên (ngày rằm, mùng một).
- Phong thủy phòng thờ hoặc quanh khu vực bàn thờ cần yên tĩnh, sạch sẽ, trang nghiêm và thông thoáng. Tránh sử dụng phòng thờ là nơi để chứa đồ linh tinh như nhà kho hoặc những đồ bỏ đi sẽ mất đi tính trang nghiêm.
- Bàn thờ cần có độ cao thích hợp để cho người thành tâm tế lễ và có hướng cao dần lên, phía sau cao hơn phía trước. Vị trí đặt bát hương trên ban thờ và số lượng cũng được quy ước rõ ràng.
Người xưa quan niệm có rất nhiều cấm kị tại vị trí bàn thờ. Không được dựa vào trụ nhà, không có cửa sổ bên cạnh (không tụ được khí). Bàn thờ cũng không được áp lưng vào nhà bếp vì có thể khiến chủ nhân dễ bị kích động tính tình thất thường, nóng nảy, có bệnh về cột sống.
Tránh để bàn thờ dưới xà nhà hoặc dưới những vật dụng thô kệch khác, không nên đối diện với cầu thang hoặc dưới chân cầu thang, không nên treo hoặc phơi quần áo trong đó.
Phía sau bàn thờ đặt biệt không được đặt nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí, theo phong thủy dễ khiến "chư thần thoái vị", chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có tháng máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài, thương tật ở lưng.
Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, nhà vệ sinh, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt bàn thờ thì nên lấy bình phong che chắn lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt. Trên bàn thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạt hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài. Đặc biệt không được để mật tông, trì chú lên bàn thờ gia tiên.
Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng loại gỗ long não, đàn hương nếu không thì dùng gỗ mít và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này tránh mỗi mọt, có thể sử dụng qua nhiều đời. Tuy nhiên ngày nay các loại gỗ công nghiệp đã được sử lý mỗi mọt khá tốt nên bạn có thể dùng chúng tuy nhiên sẽ không đẹp.
Trên bàn thờ không nên đặt cây cảnh, chậu cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi không nên dùng hoa nhựa, hoa giả. Chủ nhà thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh, nên thắp hương vào buổi sáng. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có "ngoại linh đang tranh cướp". Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ gia tiên cháy là điềm báo hung.
Nếu bàn thờ của gia đình thờ cả họ nội và họ ngoại thì họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải nhưng phải có có vạch sơn đỏ để ngăn cách bàn thờ phân chia rõ ràng hoặc dùng tấm vách ngăn để tránh tranh chấp nhau.
Nên tách riêng làm 2 ban khi thờ cả bên nội và ngoại
Bàn thờ không nên treo trên không, không có chỗ dựa lưng. Sở dĩ có quan niệm này vì người xưa cho rằng bàn thơ là nơi cần được hội tụ linh khí, khí trường bàn thờ sung mãn có thể khiến toàn gia đình được an lành hạnh phúc. Nếu bàn thờ treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an, gia vận trồi sụt khó đoán.
Bàn thờ không được xung với đường đi: Bàn thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an tổn hại đến cung Tài Lộc, Nhân Đinh của gia đình, dễ gây tai nạn, hoặc gia đình luôn ốm đau.
Bàn thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra. Nếu bàn thờ đối diện nhà vệ sinh thì người trong nhà dễ gặp bệnh tật đau đớn.
Nếu bàn thời đối diện với nhà bếp dễ khiến người trong nhà tranh cãi nhau những việc nhỏ, tính tình nóng nảy. Phía trên bàn thờ có xà nhà thì chủ nhà thường nóng nảy, đau đầu, cuộc sống vất vả. Nếu đối diện cầu thang chủ nhân dễ bị động dao kéo, tai nạn. Nếu đặt dưới cầu thang thì người trong nhà khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm không bằng phẳng khiến cho chủ nhân gặp khó khăn trong mọi việc. Nếu trong phòng thờ có cửa sổ quá lớn gia đình sẽ bị tán tài.
Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta, việc thờ cúng tổ tiên là rất quan trọng. Điều đó không những thể hiện chữ hiếu của con cháu với tổ tiên cha mẹ, mà còn theo quan niệm, khi mất đi tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu. Nếu bàn thờ thu nạp được Sinh Khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Trái lại nếu bàn thời đặt ở phương xấu thì sẽ khiên gia đạo suy thoái, mọi sự không may mắn.
Hướng của bàn thờ là hướng ngược chiều với người đứng khấn. Ví dụ người đứng khấn quay về hướng Tây thì bàn thờ là hướng Đông.
Hướng bàn thờ phải đặt ở vị trí cát và quay về hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục vị).
Trong phong thủy để xác định hướng cho bàn thờ thì phải căn cứ vào năm sinh của chủ nhà. Chủ nhà có thể là ông nội, cha, con trưởng. Phải xác định được cung mệnh của chủ nhà rồi mới xác định được hướng nào là hướng tốt xấu.
Bát trạch phong thủy quan niệm năm sinh của con người thành niên mệnh - còn được gọi là quẻ mệnh chia thành Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.
Đông tứ mệnh bao gồm: quẻ Chấn (thuộc hành Mộc), quẻ Tốn (Mộc), quẻ Ly (Hỏa), quẻ Khảm (Thủy).
Tây tứ mệnh bao gồm: quẻ Càn (Kim), quẻ Khôn (Thổ), quẻ Cấn (Thổ), quẻ Đoài (Kim).
Sự khác nhau của niên mệnh phụ thuộc vào năm sinh mỗi người và cách tính niên mệnh cũng có sự khác biệt theo giới tính.
Phương pháp tính niên mệnh thì bạn có thể tham khảo trên internet rất dễ dàng, chúng tôi không trình bày nữa. Tham khảo thêm cách bốc bát hương nhà mới
Vị trí đặt bể cá, nuôi bao nhiêu cá trong bể thủy sinh số lượng cá phong thủy là bao nhiêu để mang lại may mắn chiêu tài lộc chặn sát khi
Bài cúng về nhà mới, văn khấn nhập trạch về nhà mới yết cáo thần linh gia tiên đầy đủ chi tiết
Hướng dẫn cách vận chuyển bể cá thủy sinh an toàn không bị ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật cảnh
Cách chuyển bàn thờ và bát hương từ nhà cũ sang nhà mới chuẩn phong thủy cầu tài cầu lộc, bỏ bàn thờ cũ, bát hương cũ như thế nào cho đúng cách
Vị trí treo chuông gió hút tài lộc vào trong nhà, treo chuông gió ở đâu để dẫn dắt chiêu vượng khí loại bỏ những năng lượng xấu tắc nghẽn trong gia đình
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC: